'Nhặt dọc đường' - thanh âm cuộc đời | Sách hay | Nghề Giáo

Tác giả Thuận Hữu gửi nỗi nhớ quê vào tiếng sóng biển rì rào, lắng nghe phút xao lòng trong tình yêu, qua tập thơ ''Nhặt dọc đường''.

Tác giả Thuận Hữu gửi nỗi nhớ quê vào tiếng sóng biển rì rào, lắng nghe phút xao lòng trong tình yêu, qua tập thơ ''Nhặt dọc đường''.


Ấn phẩm gồm ba phần: Quê hương - đất nước, Người thân - ký ức và Tình biển - tình em với hơn 100 bài thơ, có những bài được Thuận Hữu viết ở thập niên 1980. Một số sáng tác của ông được phổ nhạc như Nỗi nhớ miền Trung (nhạc Ngọc Thịnh), Biển gọi (nhạc Đức Dũng).

Tình cảm dành cho quê hương, đất nước là chủ đề nổi bật của tập thơ. Trong bài mở đầu Làng tôi, nhà thơ giới thiệu bản thân: ''Tôi là con của một vùng đồi/ Nhưng cũng là con của biển/ Tình đất nước quyện vào máu thịt/ Tôi lớn lên trong nắng gió núi đồi và sóng nước đại dương''. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - nhận định những câu viết bình dị nhưng đầy kiêu hãnh.

Tập thơ ''Nhặt dọc đường'' do Nhà xuất bản Hội Nhà văn phát hành. Ấn phẩm sử dụng 30 tranh minh họa do họa sĩ Đào Hải Phong sáng tác dựa vào cảm xúc từ những câu thơ của Thuận Hữu. Ảnh: Phương Linh

Đặt chân đến tỉnh thành nào, Thuận Hữu cũng để lại nhiều suy ngẫm. Với Quảng Trị, tác giả khắc họa: ''Nơi đây một thời bom đạn/ Máu xương trộn vào sông núi, đất đai/ Mỗi bước chân đi nghe tìm mình đau nhói/ Biết bao người thân nằm dưới mảnh đất này''. Trong Yên Bái thân thương, nhà thơ ấn tượng nghĩa tình của con người nơi đây: ''Đêm, chén rượu vùng cao ấm cả căn nhà/ Bè bạn gặp lần đầu ngỡ lâu ngày gặp lại/ Thân thương quá, đất và người Yên Bái/ Ánh mắt ai nhìn bối rối mãi lòng ta''.

Những vần thơ của Thuận Hữu còn thấm đẫm tình thương cha mẹ, nỗi nhớ quê. Khi cha qua đời, nhà thơ hồi tưởng: ''Tần tảo sớm hôm chưa đêm nào trọn ngủ/ Manh áo sờn muối đọng vệt ngang lưng/ Nhường hết cho người thân từng miếng ăn cái mặc/ Vất vả khó khăn cha chịu đựng âm thầm''. Ở tác phẩm Quê ơi, ông hoài niệm: ''Xa quê, anh nhớ về quê lắm/ Hồng Lam đau đáu một câu Kiều/ Thắp nén hương trưa mưa Đồng Lộc/ Anh về, nước mắt cứ về theo''.

Nhà thơ dành một mạch cảm xúc cho biển - nơi gắn liền tuổi thơ ông. Xa quê từ ngày trẻ, tác giả ''mang theo biển trong lòng'', ôm ấp từng cơn sóng vỗ, mái buồm nghiêng, kỷ niệm của những lần hò hẹn. Ông khẳng định: ''Nếu trong anh thiếu biển chỉ một ngày/ Thì anh không phải là anh nữa/ Từ thuở bé anh đã là thủy thủ/ Con sóng nào cứ vỗ suốt đời anh'' (Biển trong anh).

Tình yêu trong thơ ông mang nét khắc khoải, gây nhớ thương. Tác giả viết về giây phút đôi lứa chia ly, khoảnh khắc đợi chờ, nỗi hiu quạnh. Từng câu thơ gợi nhiều cảm xúc cho người đọc: ''Em bỏ anh rồi em chẳng biết/ Còn mình anh thương nhớ một mình thôi/ Nỗi day dứt không có người chia sẻ/ Cánh chim cô đơn lặng lẽ cuối chân trời'' (Cô đơn) hay ''Em lặng lẽ ra đi không nói một lời/ Thăm thẳm nhớ thương nửa vòng quả đất/ Đêm không ngủ anh nghe lòng day dứt/ Giận gì nhau sao nỡ tiếc một lời?''.

Những vần thơ của Thuận Hữu giản dị, giống như một quả chuông, chạm vào niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống và tự cất lên âm thanh. Ở lời giới thiệu cho Nhặt dọc đường, ông Nguyễn Quang Thiều cảm nhận: ''Khi ông viết về nỗi buồn, những đau đớn, bất trắc, bóng tối và bất cứ điều gì thì cuối cùng cái đẹp, tình yêu thương con người, ánh sáng của niềm hy vọng, sự kiêu hãnh làm người vẫn vượt qua tất cả để vang lên''.

Tác giả Thuận Hữu tại buổi ra mắt tập thơ, hôm 5/4. Ảnh: Hội Nhà văn Việt Nam

Nhà thơ, nhà báo Thuận Hữu, 67 tuổi, tên thật Nguyễn Hữu Thuận, sinh tại xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông tốt nghiệp khoa Ngữ Văn K21, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ông là ủy viên Trung ương Đảng khóa 11, 12, nguyên tổng biên tập báo Nhân Dân, chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam (2011-2021). Trước đó, ông ra mắt các tập Những phút xao lòng (1987), Biển gọi (2000), được bạn bè trong giới, bạn đọc đón nhận, song chưa từng nhận bản thân là nhà thơ.
VNExpress

Cô Nguyễn Thị Hiền: Hành trình 15 năm dạy trẻ đầy vất vả qua tâm sự của cô hiệu trưởng Mầm non Bé Yêu l Câu chuyện truyền cảm hứng l Nghề Giáo

Cô Nguyễn Thị Hiền: Hành trình 15 năm dạy trẻ đầy vất vả qua tâm sự của cô hiệu trưởng Mầm non Bé Yêu l Câu chuyện truyền cảm hứng l Nghề Giáo

Giám đốc Trung Tâm Bóng Đá Saigon Soccer Centre: “Tôi mong muốn lan tỏa mô hình SSC đi khắp cả nước” l Câu chuyện truyền cảm hứng l Nghề Giáo

Giám đốc Trung Tâm Bóng Đá Saigon Soccer Centre: “Tôi mong muốn lan tỏa mô hình SSC đi khắp cả nước” l Câu chuyện truyền cảm hứng l Nghề Giáo

Cô Phạm Thị Thu Thắng: “Hãy yêu con trẻ như cách ta yêu con của chính mình” l Câu chuyện truyền cảm hứng l Nghề Giáo

Cô Phạm Thị Thu Thắng: “Hãy yêu con trẻ như cách ta yêu con của chính mình” l Câu chuyện truyền cảm hứng l Nghề Giáo

Chị Nguyễn Thị Yến Vi: Hành trình từ cô sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh đến vị trí Trợ lý Trưởng phòng Biên tập đầy hoài bão | Câu chuyện truyền cảm hứng | Nghề Giáo

Chị Nguyễn Thị Yến Vi: Hành trình từ cô sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh đến vị trí Trợ lý Trưởng phòng Biên tập đầy hoài bão | Câu chuyện truyền cảm hứng | Nghề Giáo

Nhà sáng tạo nội dung Lê Hồng Ngọc: “Mọi điều đến với mình đều là một phần của hành trình trưởng thành” | Câu chuyện truyền cảm hứng | Nghề Giáo

Nhà sáng tạo nội dung Lê Hồng Ngọc: “Mọi điều đến với mình đều là một phần của hành trình trưởng thành” | Câu chuyện truyền cảm hứng | Nghề Giáo

Nhà giáo Minh Ngọc: Người lái đò một đời tận tụy chắp cánh ước mơ của học trò l Câu chuyện truyền cảm hứng l Nghề Giáo

Nhà giáo Minh Ngọc: Người lái đò một đời tận tụy chắp cánh ước mơ của học trò l Câu chuyện truyền cảm hứng l Nghề Giáo